thủy phong tĩnh
0
THỦY

Tĩnh Dã - Trầm Lặng

Sự lý tiêu biểu vận hành của tượng Tĩnh

1 Khảm là nước động theo tình lý thuận chiều nhập xuống của Tốn tạo thành vòng nước xoáy, mọi vật được hút xuống, chìm xuống, lắng xuống, xuống sâu. 

2 Bè Dương ở nội tượng (hào 02 và 03)nằm ở trên, móc nối với hào Dương 05 ở ngoại tượng, làm bốc lên nhanh và trược tiếp. Do vậy 02 hào Âm ở ngoại tượng (hào 04 và hào 06) trở nên rời rạc tuột xuống nhanh gọi là Âm giáng hạ, Âm xuống sâu. 

TĨNH: lắng xuống, chìm xuống. lắng đọng, tuột xuống, hạ xuống, tuột dốc, xuống núi, xuống sâu, vực sâu, vực thẳm, thung lũng, ở phía dưới, ở dưới đáy, chết ý, chết chìm, chết nghĩa, thợ lặng, ngụp lặn, lặn lội, lao xuống nhanh, âm trọc rơi, ếch ngồi đáy giếng, kẻ bất tài, tán gia bại sản,…

3 Sự động Tốn quây quanh trục trụ Khảm có tính hút xuống như bông trụ, mũi khoan, nước xoáy, ốc vít, các vật quây trục như cách quạt, bánh xe, chong chóng… 

4 Khảm là xuyên sâu vô trong, Tốn là thuận nhập vào trong. Cả hai sẽ hòa quyện với nhau và mất hút vào bên trong sâu, như xuống lòng đất là hang sâu, hang động, vực thẳm… cũng như bên ngoài đóng cửa mọi giác quan (Khảm), bên trong lại lặng chìm trong sâu kín của ý thức (Tốn) là hình ảnh tĩnh tọa, tịnh tọa, tọa thiền, thiền định, yên tĩnh, trầm lặng, điềm tĩnh, mặc nhiên, mặc niệm, tĩnh lặng, tĩnh mịt, Trụ thần, giác ngộ, an tâm, an nhàn, bình tâm, an khang, an thọ, an giấc ngàn thu, lắng tâm, hiểu biết sâu xa, sâu sắc, tri âm tri kỷ (biết tiếng lòng là biết mình hiểu mình), tri kỷ tri bỉ (biết mình biết người, bách chiến bách thắng)… 

5 “Kiền Khôn sất phối chi tượng” Trời Đất phối hợp lại, Âm Dương hòa trộn nhập lại, hãm vào nhau hòa quyện quanh lẫn nhau, không sao tách rời được, mọi vật chìm sâu trong tĩnh lặng, bất động, như hồ nước ở sâu trong hang núi quanh năm tĩnh lặng, không ánh mặt trời không có sự sống của sinh vật…

TĨNH: chốt xoáy nước, hút chìm xuống, song ngầm, nước xoáy, thịnh nộ, cái giếng, ao, hồ, song, biển, quay vòng vòng, quay dế,

6 Nhập sâu vào trong (Tốn) sự nguy hiểm (Khảm) và hoạt động giấu giếm kín đáo (Tốn), thì phải im lặng, trầm tĩnh, bất động như gián điệp, tình báo, lạnh như tiền… 

7 Lén nhập sâu vào lòng địch (Tốn) tức là đang ở thế rất sự nguy hiểm (Khảm) là buộc phải rất thận trọng, không manh động, không nông nóng, không nao núng ,tĩnh trí, tĩnh táo, tĩnh bơ, bình tĩnh, bình thản, nằm vùng, mật vụ, dấu kín tận đáy lòng, đáng hoài không khai, chôn vùi dĩ vãng, chon chặt mối tình,… 

8 Lặng sâu dưới đáy nước (Khảm) là hình ảnh của đáy biển, đáy sông, đáy ao, hạ lưu, cái giếng là hình ảnh của thợ lặng, lặng hụp, lặng lội… 

Sự lý của Tĩnh trong thiên nhiên và xã hội loài người

  • Động được Lý bởi Tĩnh, trong thiên nhiên muôn vật luôn biến đổi từ trạng thái Động sang Tĩnh rồi từ Tĩnh sang Động, theo cái Lý Âm Dương biến hóa mãi mãi.
  • Trời đất có động như giông bão, mưa gió, động đất, sấm chớp… thì cũng có lúc Tĩnh như mưa thuận gió hòa, biển lặng sóng êm…
  • Sự biến động biến hóa động tĩnh của vạn hữu trong trời đất cứ tiếp tục mãi mãi như cổ máy biến dịch của tạo hóa cứ thế mà hoạt động theo năm tháng thì xem như là không có gì thay đổi là Tĩnh mãi.
  • Mọi sinh hoạt của loài người có Động có Tĩnh có thức có ngủ.
  • Tĩnh là chìm sâu vào sở thích thú vui, thói quen, tính nết tích cực lẫn tiêu cực, lâu dần thành đam mê, đắm chìm, nên có kẻ đắm chìm trong tửu sắc, đắm chìm trong Danh – Lợi – Tình, đắm chìm ghiền nghiện xì ke ma tý, mê nghiện cờ bạc và trộm cắp…
  • Thầy Tổ Xuân Phong có 02 câu thơ minh họa về Đạo Đời như sau:

    • “Đời không Đạo (Đạo Biến Hóa) Đất Trời không có.

    • Đạo không Đời (Đạo Hóa Thành) Trời Đất đi về đâu?”

  • Nhà bác học đắm chìm trong nghiên cứu chế tác, phát minh khoa học.
  • Người tọa thiền tĩnh tâm lắng sâu, đi sâu trong tiềm thức (tiềm thức là cái đánh chìm cái hiểu biết ẩn tàng bên trong, là khơi dậy cái biết của vô thức)
  • Tĩnh là cái ngày tháng mê lầm để có giác ngộ, Tĩnh là u mê chìm sâu trong Tĩnh mịch còn gọi là sự giác ngộ, Tĩnh là u mê chìm sâu trong tĩnh mịch còn gọi là sự vô minh của bản ngã để có một ngày thức tĩnh, tĩnh trí mà giác ngộ chân lý. 
  • Nhờ có Đạo lý Tĩnh mà tình nghĩa, ơn nghĩa có sự ghi vào tâm (Khảm)
    khắc sâu.
  • Lý của Tĩnh là “lòng son dạ sắc”
  • Lý của Tĩnh là đánh hoài không khai, cứ tĩnh bơ mặt lạnh như tiền.
  • Không có Đạo Tĩnh làm gì có giấc ngủ sâu.
  • Đời người khi qua đời được nhập vào quan tài, đóng kín nắp (Khảm), đưa sâu vào lòng đất yên nghỉ giấc ngủ ngàn thu, nên gọi là Kim Tĩnh (Bền vững mà yên nghỉ).

Thời của Tĩnh

  • Tĩnh là đang ở thời bình yên, mọi việc trong trạng thái ổn định, đứng yên, không lên không xuống, dậm chân tại chỗ,…
  • Ở thời này nên đi sâu vào chuyên môn ngành nghề đang hoạt động
  • Cần tập đức tính trầm tĩnh mà sâu sắc, khắc sâu tình nghĩa.
  • Cần tĩnh tâm thiền định, Tĩnh là êm lặng mà thu hút mọi sự động xung quanh.

Ngành nghề

  • Ngành liên quan đến giếng, ao hồ, sông rạch, biển.
  • Các nghề đào vét, hồ, vực, ao hồ, giếng…
  • Các ngành nghề điêu khắc, khảm xà cừ…
  • Nghệ thuật xăm mình…
  • Các ngành tình báo, điệp viên, thám tử, cứ đi sâu vào trong đối tượng…
  • Các ngành mang sự an tâm, yên trí, an toàn cho con người như các phục trang bảo hộ lao động…

Câu ca dao

“Đáy biển tuy sâu
Nhưng người đời đo được
Lòng người tuy nông
Nhưng không ai thấu bao giờ”

“Sông càng sâu càng tĩnh lặng
Người càng hiểu biết càng khiêm nhường”

“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”

”Ai phụ tôi đất trời chứng giám
Phận tôi nghèo đâu dám phụ ai
Tưởng giếng sâu anh nối sợi giây dài
Nào ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây”

“Sông sâu sào ngắn khôn dò
Người khôn ít nói, khôn đo tấc lòng
Rủ nhau xuống biển bắt cua,
Bắt cua cua kẹp, bắt rùa rùa bơi”

Âm dương lý

  • Ta được Tĩnh tâm – Ta bị Tĩnh tâm.
  • Ta an tâm cho người – Người an tâm ta

Ý nghĩa đối đãi tượng Tĩnh - Khốn: phép quay trục

thủy phong tĩnh

TĨNH

Tịnh dã. TRẦM LẶNG. Ở chổ nào cứ ở yên chổ đó, xuống sâu, vựcthẳm có nư ớc, dưới sâu, cái giếng. Kiền Khôn sắt phối chi Tượng: Tượng Trời Đất phối hợp lại; im lặng, bất động, bình an, ổn định.

trạch thủy khốn

KHỐN

Nguy dã. NGUY LO. Cùng quẫn, bị người làm ách, lo lắng, cùng khổ, mệt mỏi, nguy cấp, lo hiểm nạn. Thù kỷ đãi thời chi tượng: tượng giữ mình đợi thời.

thủy phong tĩnh
trạch thủy khốn
Trầm tĩnh
Lo âu, bồn chồn
Bình thản
Sốt ruột
An nhàn
Khốn khổ
An lạc
Rối ren
Ngồi yên
Quýnh lên
Thong thả
Bon chen
thủy phong tĩnh
trạch thủy khốn
Vực sâu
Đèo ải
Êm ấm
Nguy lo
Cầu an
Sóng gió, rác rối
Trầm tư
Bồn chồn
Nằm im
Xa lầy, giãy giụa
An phận
Lận đận
thủy phong tĩnh
trạch thủy khốn
Thanh thản
Quần quật
Trũng nước
Khô cạn
Ruộng đầm
Xa mạc
Hạnh phúc
Đau khổ
Ướt át
Khô khan
Hạnh phúc
Đau khổ

Ý nghĩa đối đãi tượng Tĩnh - Phệ Hạp : phép biến hào

thủy phong tĩnh

TĨNH

Tịnh dã. TRẦM LẶNG. Ở chổ nào cứ ở yên chổ đó, xuống sâu, vựcthẳm có nư ớc, dưới sâu, cái giếng. Kiền Khôn sắt phối chi Tượng: Tượng Trời Đất phối hợp lại; im lặng, bất động, bình an, ổn định.

hỏa lôi phệ hạp

PHỆ HẠP

Khiết dã. CẮN HỢP. Cấu hợp, bấu vấu, vặn vẹo, nhai, bấu vào, dày xéo, đay nghiến, phỏng vấn, hỏi han (học hỏi). Ủy mị bất chấn chi tượng: Tượng yếu đuối không chạy được; cào cấu, bắt tay, chà đạp.

thủy phong tĩnh
hỏa lôi phệ hạp
Tính táo
Rối bời, Mắc kẹt
Im lặng
Nói năng, hỏi han
Xoa vuốt
Đấm bóp
Ngậm (kẹo)
Nhai
thủy phong tĩnh
hỏa lôi phệ hạp
Vỗ về
Hù dọa
Vuốt ve
Hành hạ, Dằn vặt
Trầm tĩnh
Sôi nổi
Yên tâm
Căn rứt (lương tâm)
thủy phong tĩnh
hỏa lôi phệ hạp
Lặng sóng
Nổi sóng
Sóng nhẹ
Sóng nhồi (lớn)
Bỏ qua
Đay nghiến

Ý nghĩa đối đãi tượng Tĩnh - Hoán : phép hoán vị

thủy phong tĩnh

TĨNH

Tịnh dã. TRẦM LẶNG. Ở chổ nào cứ ở yên chổ đó, xuống sâu, vựcthẳm có nư ớc, dưới sâu, cái giếng. Kiền Khôn sắt phối chi Tượng: Tượng Trời Đất phối hợp lại; im lặng, bất động, bình an, ổn định.

phong thủy hoán

HOÁN

Tán dã. LY TÁN. Lan ra, tràn lan, nổi trôi, tán thất, trốn đi xa, lánh xa, thất nhân tâm, hao hớt. Thủy ngộ phong tắc hoán tán chi tượng: Tượng nước gặp gió thì phải tan phải chảy; phân ly, đi xa.

thủy phong tĩnh
phong thủy hoán
Lắng đọng
Trôi chảy
Sâu thẳm
Nông cạn
Trụ thần
Tán thần
Ngoan đạo
Phá đạo
thủy phong tĩnh
phong thủy hoán
Mặt chìm
Mặt nổi
Ếch ngồi đáy giếng
Nhìn xa hiểu rộng
Đi xuống
Đi ra xa
Tụ lại
Tán ra
thủy phong tĩnh
phong thủy hoán
Yên ổn
Xáo trộn
Yên tĩnh
Náo loạn
Chăm chú
Lơ là
Tập trung
Phân tâm

Biến thông

thủy phong tĩnh
thủy thiên nhu
thuần khảm
địa phong thăng
TĨNH
NHU
THUẦN KHẢM
THẰNG
Tịnh dã. TRẦM LẶNG. Ở chổ nào cứ ở yên chổ đó, xuống sâu, vực thẳm có nước, dưới sâu, cái giếng. Kiền Khôn sắt phối chi Tượng: Tượng Trời Đất phối hợp lại; im lặng, bất động, bình an, ổn định.
Thuận dã. TƯƠNG HỘI. Chờ đợi vì có hiểm đằng trước, thuận theo, quay quần, tụ hội, vui hội, cứu xét, nghiên cứu, chầu về. Quân tử hoan hội chi Tượng: Tượng quân tử hội họp vui vẻ, ăn uống chờ thời; song hội, bằng hữu gặp nhau.
Hãm dã. HÃM HIỂM. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kiềm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi Tượng: tối, hiểm sâu, nghe được, ý thích.
Tiến dã. TIẾN THỦ. Thăng tiến, trực chỉ, tiến mau, bay lên, vọt tới trước, bay lên không trung, thăng chức, thăng hà. Phù giao trực thượng chi Tượng: Tượng chòi đạp để ngoi lên trên.
Im lặng
Cuộc hợp Ăn uống, ẩm thực
Lạnh người, thích Khép mình, sâu kín
Biến Đi, đến, tấn công bay
Trầm tĩnh
Nghiên cứu
Có chiều sâu
Ma lanh, nhạy
Nước trong nhà
Hồ cá, đẹp
Rỏ rỉ
Cao, đầy vòi
Vòi nước, bồn nước, hồ cá, hầm nước
Bông sen, ngã ba
Van khó vặn, nghẹt
Trên cao
Bình an
Giũa chợ
Nơi hiểm nạn, trên sông
Trên không, trên máy bay

Câu sấm

TĨNH - NHU

  • Yên có ăn
  • Ở yên, ngồi 1 chỗ nghiên cứu
  • Tịnh Tâm nghiên cứu
  • Yên lành mà ăn uống
  • Bình yên khi gặp mặt
  • Giếng trời

TĨNH - THUẦN KHẢM

  • Ở yên gặp nạn
  • Nghiên cứu kỹ thuật sâu
  • Tụ gặp gặp khó khăn
  • Kim tĩnh nhiều nước
  • Càng tĩnh càng  khó khăn
  • Giếng sâu

TĨNH - THĂNG

Ở yên mà lên

Ở một chổ làm ăn lên

Muốn lên chức thì Khiêm nhường

Bình tĩnh mọi việc tiến triển

Trung thành thăng tiến

 

 

 

Liên kết: Thiết kế nội thất S-housing

X