5 đại kỵ và cách hóa giải phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh cùng những điều kiêng kị
0
Tin tức

Nhà bếp và nhà vệ sinh là hai khu vực quan trọng của mọi căn nhà. Chúng đảm nhiệm một chức năng riêng biệt mang ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với cuộc sống mỗi người. Có thể bạn sẽ cảm thấy nhà bếp và nhà vệ sinh hoàn toàn không liên quan gì đến nhau. Nhưng trên thực tế thì giữa chúng có mối liên hệ phong thủy vô cùng chặt chẽ. Và phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh đang nhận được nhiều sự quan tâm từ nhiều gia chủ. Bài viết này sẽ là những chia sẻ về mối liên hệ phong thủy giữa hai căn phòng này và cách bày trí chúng phù hợp, phá bỏ mọi thế xấu để thu hút vượng khí, may mắn đến với gia đình bạn.

Những điều kiêng kị và cách hóa giải trong phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Thiết kế nội thất cho nhà ở không chỉ cần đẹp mà còn phải đảm bảo yếu tố phong thủy. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể làm được điều này. Đặc biệt là khi chọn vị trí để xây dựng nhà bếp và nhà vệ sinh, nhiều người đã quên không để ý đến những điều kiêng kị phong thủy giữa chúng. Và khi mắc phải đã vô tình mang lại nhiều xui xẻo cho hậu vận của gia đình. Cùng điểm mặt những điều kiêng kị đó là gì và cách hóa giải chúng ra sao nhé!

Kiêng kị đặt nhà bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau

Bếp là nơi diễn ra mọi hoạt động nấu nướng, ăn uống của mọi người trong nhà. Nhắc đến bếp, ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ đến yếu tố vệ sinh hàng đầu. Không gian bếp phải luôn được đảm bảo sự sạch sẽ, ngăn nắp, không bị ô uế. Còn khi nói đến nhà vệ sinh thì chắc hẳn mọi người đều biết rằng đó là một khu vực có nhiều vi khuẩn, ẩm ướt cho dù có được lau chùi thường xuyên. Do đó, khi đặt bếp đối diện nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả nhà.

Tuyệt đối không đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh
Tuyệt đối không đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh

Lý giải về mặt phong thủy thì bếp là nơi mang tính “Hỏa” cao. Còn nhà vệ sinh lại mang tính “Thủy”, đối lập hoàn toàn với bếp. “Thủy” và “Hỏa” là hai mệnh xung khắc rất mạnh với nhau. “Hỏa” của bếp sẽ bị “Thủy” dập tắt dễ dàng cũng tương tự như con đường tài lộc của gia chủ cũng bị gián đoạn, trắc trở. Hơn nữa, “Thủy” của nhà vệ sinh cũng sẽ thổi đi “ngọn lửa hạnh phúc” của gia đình bạn. Từ đó mà những chuyện xào xáo, bất hòa sẽ thường xuyên diễn ra hơn.

Cách hóa giải

Nếu bạn vô tình đặt bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau thì đây sẽ là cách hóa giải:

  • Thiết kế vách ngăn giữa bếp và nhà vệ sinh: Bạn có thể sử dụng một tấm bình phong hoặc tấm mành để ngăn giữa bếp và nhà vệ sinh.
  • Xây dựng tường ngăn cố định: Nếu có điều kiện về tài chính cũng như diện tích nhà ở, hãy dùng cách này. Bức tường cố định sẽ giúp bạn hóa giải sự xung khắc “Thủy – Hỏa” một cách hiệu quả, triệt để.
  • Sử dụng vách ngăn bằng kính: Vách ngăn kính không chỉ giúp hóa giải kiêng kị mà còn mang đến một không gian nhà ở thoáng đãng và thẩm mĩ hơn.
  • Sử dụng vách ngăn bằng gỗ: Gỗ là loại chất liệu giúp mang lại vẻ đẹp sang trọng cho căn nhà. Hơn nữa, những vách ngăn bằng gỗ cũng giúp việc lau chùi dễ dàng hơn.

Kiêng kị xây dựng nhà vệ sinh bên trên bếp

Tương tự như việc đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh thì việc xây nhà vệ sinh bên trên bếp cũng là điều kiêng kị. Nếu bố trí như vậy thì những vi khuẩn có trong nhà vệ sinh rất dễ xâm nhập vào bếp. Thức ăn của gia đình sẽ dễ bị hư hỏng, mất vệ sinh, không an toàn cho việc sử dụng. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm sức khỏe giảm sút, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa.

Không được xây bếp bên dưới nhà vệ sinh
Không được xây bếp bên dưới nhà vệ sinh

Cách hóa giải

Bạn đã vô tình xây dựng xong bếp và nhà vệ sinh nhưng lại mắc phải điều này. Đừng quá lo lắng! Hãy “chữa cháy” bằng những cách sau:

  • Sử dụng sỏi trắng để rải trên nền nhà vệ sinh: Việc này giúp tạo ra một vách ngăn vô hình giữa bếp và nhà vệ sinh. Ngoài ra, điều này còn giúp giảm thiểu phần nào sự tương khắc “Hỏa – Thủy” giữa hai căn phòng.
  • Lau chùi, chà rửa nhà vệ sinh thường xuyên: Nhằm giảm thiểu sự sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn, nấm mốc.
  • Bố trí thêm cây xanh: Một chậu cây vừa phải đặt trong nhà vệ sinh sẽ giúp thanh lọc không khí hiệu quả.

Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời. Do đó, khi xây dựng, bạn hãy đặc biệt chú ý đến điều này nhé!

Kiêng kị việc nhà bếp và nhà vệ sinh đặt ở trung tâm căn nhà

Trung tâm căn nhà là nơi sinh hoạt chính của gia đình. Nó chính là “bộ mặt”, là nơi diễn ra các hoạt động thư giãn, vui chơi và tiếp khách. Do đó, bạn tuyệt đối không đặt nhà bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm căn nhà. Tại sao ư?

  • Đối với bếp: Việc nấu nướng, chiên xào thường xuyên nên sẽ có nhiều dầu mỡ, mùi hôi và tiếng ồn khó chịu. Đặt bếp ở trung tâm căn nhà sẽ làm việc nghỉ ngơi, thư giãn, tiếp khách bị ảnh hưởng. Sức khỏe và tâm lý của mọi người cũng sẽ giảm sút. Hơn nữa, bố trí bếp như vậy còn làm mất đi tính thẩm mĩ của căn nhà.
  • Đối với nhà vệ sinh: Đây là khu vực ô uế, nhiều vi khuẩn, nấm mốc. Đặt nhà vệ sinh ở trung tâm căn nhà sẽ làm vi khuẩn dễ dàng phát tán đến mọi ngóc ngách của không gian sống. Đây là một điều vô cùng đáng lo ngại đối với sức khỏe của mọi người.
Kiêng kị không đặt bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm căn nhà
Kiêng kị không đặt bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm căn nhà

Cách hóa giải

Hiện nay có nhiều người chọn cách bố trí giếng trời ở trung tâm căn nhà. Vừa để đảm bảo không phạm phải điều kiêng kị, vừa tạo điểm nhấn cho không gian sống của mình.

Chọn thiết kế giếng trời ở trung tâm căn nhà vừa đẹp, vừa hợp phong thủy
Chọn thiết kế giếng trời ở trung tâm căn nhà vừa đẹp, vừa hợp phong thủy

Giếng trời có thể hấp thụ nguồn ánh sáng tự nhiên, mang lại một không gian sáng sủa. Nó còn thổi vào căn nhà một sức sống tươi mát và năng lượng tích cực. Từ đó mà các vượng khí, vận may cũng sẽ tìm đến với gia đình bạn.

Kiêng kị để bếp dựa lưng vào nhà vệ sinh

Hiện nay, với loại hình nhà ở phổ biển như: căn hộ, nhà ống,… có diện tích khiêm tốn đã khiến nhiều gia chủ đau đầu suy nghĩ phải làm thế nào để có thể bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh phù hợp nhất. Có không ít người đã chọn cách bố trí bếp và nhà vệ sinh chung vách với nhau. Trong phong thủy, việc làm này là vô cùng tối kị.

Không nên để nhà bếp và nhà vệ sinh sử dụng chung một vách tường
Không nên để nhà bếp và nhà vệ sinh sử dụng chung một vách tường

Nếu đặt bếp dựa lưng vào nhà vệ sinh, hậu vận của bạn sẽ gặp nhiều trắc trở. Hơn nữa, mùi hôi bốc ra từ nhà vệ sinh cũng làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Nó làm giảm đi sự ngon miệng của mọi người trong nhà hoặc khách đến chơi. Về tính thẫm mĩ thì việc xây dựng thế này làm mất đi tính mĩ quan của căn nhà.

Cách hóa giải

Nếu do đặc điểm diện tích nhà ở khiến bạn không thể bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh tách biệt với nhau, hãy thử hóa giải thế xấu này bằng những cách làm dưới đây nhé!

  • Dùng tủ lạnh hoặc bồn rửa sát tường để tạo vách ngăn giữa 2 căn phòng.
  • Đặt một viên đá thạch anh vào một lọ thủy tinh rồi để ở trong nhà vệ sinh. Đá thạch anh với năng lượng dương cực mạnh sẽ giúp tiêu hủy luồng khí xấu trong nhà vệ sinh. Không khí được tẩy uế sẽ trở nên trong lành hơn, mang lại cảm giác ngon miệng khi dùng bữa.

Hướng dẫn bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh chuẩn phong thủy

Khi bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh, không phải ai cũng có thể cân bằng được cả 3 yếu tố “phong thủy – tiện lợi – thẩm mĩ”. Dưới đây sẽ là một vài lưu ý bạn cần nắm khi lựa chọn vị trí cho bếp và nhà vệ sinh. Sau đó sẽ gợi ý cho bạn một số mẫu đặt bếp và nhà vệ sinh đáp ứng được 3 yếu tố nêu trên.

Lưu ý cần nắm khi lựa chọn vị trí cho bếp và nhà vệ sinh

Việc lựa chọn vị trí cho bếp và nhà vệ sinh có thể nói là một công đoạn quan trọng nhất. Đó phải là nơi thuận tiện cho việc sử dụng, hài hòa trong bố cục tổng thể của ngôi nhà và đảm bảo về mặt phong thủy.

Cần lưu ý điều gì khi chọn vị trí
Cần lưu ý điều gì khi chọn vị trí cho bếp và nhà vệ sinh?

Lời khuyên đưa ra ở đây là:

  • Cửa chính ra vào bếp và nhà vệ sinh tuyệt đối không được đặt đối diện với nhau.
  • Cửa chính ra vào nhà ở không được chiếu thẳng vào khu vực bếp và nhà vệ sinh. Đây là lỗi phong thủy tối kị cần tránh mắc phải.
  • Tuyệt đối không đặt bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm căn nhà. Những luồng khí xấu sẽ có cơ hội phát tán ra mọi ngóc ngách nhà ở.
  • Bếp và nhà vệ sinh không được nằm ở khu vực trong cùng của ngôi nhà. Đây là kiểu bố trí thường thấy nhất trong những ngôi nhà ống ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một nơi tối tăm, không nên đặt bếp ở vị trí này.
  • Tối giản việc trang trí nội thất cho không gian bếp. Tránh quá nhiều chi tiết rườm rà sẽ gây rối mắt, khó chịu.
  • Nên bố trí quạt thông gió cho cả bếp và nhà vệ sinh vì đây là 2 nơi thường có nhiều mùi khó chịu. Quạt thông gió sẽ giúp thanh lọc không khí hiệu quả, mang lại sự thoải mái cho gia đình.

Gợi ý cách thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh đáp ứng 3 tiêu chí “phong thủy – tiện lợi – thẩm mĩ”

Trước khi đặt bếp và nhà vệ sinh, bạn cần phải nắm rõ những lưu ý bên trên để tránh phạm phải. Điều này đã có thể đáp ứng được phần nào về tiêu chí phong thủy giữa 2 khu vực này. Ví dụ như những mẫu nhà thiết kế nội thất sau:

2 căn phòng được thiết kế hoàn toàn tách biệt với nhau
Bếp và nhà vệ sinh được thiết kế hoàn toàn tách biệt với nhau
Sử dụng một bức tường cố định để làm vách ngăn
Sử dụng một bức tường cố định để làm vách ngăn cho nhà vệ sinh và bếp

Tuy nhiên, để đáp ứng được 2 yếu tố còn lại là “tiện lợi – thẩm mĩ” thì ngoài việc chú ý đến vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh, bạn nên chọn cách trang bị những thiết bị thông minh cho chúng.

Bồn cầu treo tường không chỉ dễ vệ sinh mà còn có tính thẩm mĩ cao
Bồn cầu treo tường không chỉ dễ vệ sinh mà còn có tính thẩm mĩ cao
Những thiết bị thông minh mang lại nhiều công năng tiện ích
Những thiết bị nhà bếp thông minh mang lại nhiều công năng tiện ích cho căn bếp

Hãy thật thận trọng lựa chọn những sản phẩm có chất lượng ổn định. Nhất là từ thương hiệu nổi tiếng về thiết bị nhà bếp như: Hafele, Eurogold,.. hoặc thiết bị vệ sinh như: INAX, TOTO,.. Những sản phẩm này sẽ mang đến vẻ đẹp hiện đại cho căn bếp cũng như cung cấp nhiều công năng hữu dụng.

Một số lưu ý liên quan đến phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Cần lưu ý điều gì đối với phong thủy nhà bếp?

Khi bố trí cũng như sử dụng cần lưu ý đến phong thủy
Khi bố trí cũng như sử dụng cần lưu ý đến phong thủy nhà bếp

+ Nên đặt hướng bếp dựa trên nguyên lý “tọa hung, hướng cát”.

+ Đông Bắc, Nam và chính Tây được coi là hướng tốt để chọn làm hướng bếp. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý đến tuổi mệnh, hướng nhà của mình.

+ Hướng nhà và hướng bếp không được trùng nhau.

+ Không đặt bếp dưới hầm cầu thang bởi đây là nơi tối tăm, đầy năng lượng tiêu cực.

  • Trong quá trình sử dụng:

+ Phải luôn giữ cho căn bếp luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

+ Tuyệt đối không để vòi nước bị rò rỉ vì nó đồng nghĩa với việc thất thoát tiền bạc.

+ Bếp nấu và tủ lạnh, bồn rửa phải cách nhau tối thiểu 60cm.

Cần lưu ý điều gì đối với phong thủy nhà vệ sinh?

Phong thủy nhà vệ sinh
Phong thủy nhà vệ sinh cũng nên được quan tâm
  • Không đặt giường ngủ quay đầu vào nhà vệ sinh. Nó sẽ khiến cho người dùng gặp nhiều xui rủi, không thể suy nghĩ minh mẫn.
  • Sử dụng những gam màu sáng, mang tính dương cao như: trắng, kem, xanh pastel,.. Chúng không chỉ mang lại năng lượng tích cực mà còn giúp “mở rộng” không gian. Tránh dùng những gam màu quá tối sẽ ảnh hưởng đến hậu vận gia đình.
  • Lắp đặt những thiết bị thông gió hay dùng sáp khử mùi để không khí được trong lành, thoáng đãng.
  • Dùng rèm cửa, bức bình phong để tách biệt không gian bếp và nhà vệ sinh.

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh mà Fenguru nghĩ nó sẽ hữu ích với bạn. Mong rằng sau khi tham khảo, bạn đã biết cách bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh phù hợp. Fenguru hi vọng rằng những điều may mắn, vượng khí cùng từ đó sẽ đến với gia đình bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

X