Khi xây dựng nhà ở, phong thủy được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Phong thủy tốt sẽ mang lại cho gia chủ nhiều vận may về con đường tiền tài và sức khỏe. Bếp là nơi không thể thiếu trong mỗi tổ ấm của gia đình Việt. Do đó, khi thiết kế nội thất cho khu vực nấu nướng của mình, bạn phải đặc biệt chú trọng đến Phong thủy nhà bếp. Việc làm này không những thu hút được nhiều vận may, vượng khí mà còn đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng. Ở bài viết này, Fenguru.com muốn được chia sẻ với bạn những kiến thức liên quan đến phong thủy nhà bếp. Hy vọng điều này sẽ giúp mang lại cho bạn điều may mắn trong cuộc sống, sức khỏe và sự nghiệp.
Phong thủy nhà bếp tốt quan trọng như thế nào?
Bếp trong suy nghĩ của người Việt Nam là một nơi vô cùng đặc biệt. Đó là căn phòng để mọi thành viên trong gia đình quây quầng bên nhau để cùng thức những món ăn ngon và chia sẻ những câu chuyện hay.
Còn trong phong thủy Dương Trạch thì bếp là một trong những yếu tố chính mang tầm ảnh hưởng lớn trong phong thủy nhà ở. Bếp là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động nấu nướng nên tính “Hỏa” trong bếp rất mạnh. Do đó, nếu bạn không biết cách bày trí bếp đúng phong thủy sẽ dễ khiến cho những luồng khí tích cực bị lửa của bếp thiêu rụi.
3 yếu tố mà bạn cần phải đảm bảo khi thiết kế nội thất bếp chính là:
- Sự kín đáo.
- Thuận tiện cho việc sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
- Có vị trí lí tưởng trong không gian ngôi nhà.
Phong thủy nhà bếp tốt sẽ giúp cho hậu vận của bạn được phất lên như “diều gặp gió”. Sức khỏe, tâm lý của các thành viên trong nhà cũng luôn được ổn định và khỏe mạnh.
Do đó, việc nắm rõ những điều kiêng kị và bố trí nhà bếp hợp phong thủy rất quan trọng.
Bố trí phong thủy nhà bếp nấu ăn cần lưu ý những gì?
Hướng bếp có quan trọng không?
Thông thường, người ta sẽ dựa vào nguyên lý “Tọa hung hướng cát” để bố trí bếp. Nguyên lý này có nghĩa là bếp nên được đặt ở vị trí xấu nhưng quay mặt nhìn về hướng tốt.
Bếp được đặt ở vị trí “hung” sẽ giúp thiêu rụi những năng lượng xấu ảnh hưởng tiêu cực lên ngôi nhà. Nếu đặt ngược lại, nó sẽ thiêu rụi toàn bộ phúc lộc của gia đình, dễ dẫn đến xung đột, bất hòa trong nhà.
Trong các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc thì hướng Đông được xem là hướng tốt nhất để đặt bếp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các hướng khác như Đông Bắc, hướng Nam và chính Tây.
Điều tối kị nhất khi bố trí vị trí của bếp chính là đặt bếp quay lưng lại với hướng chính của căn nhà.
Điểm mặt những vị trí đặt bếp tối kị để tránh mắc phải
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngôi nhà mà gia chủ có thể lựa chọn vị trí đặt bếp hợp lí, thuận tiện nhất. Tuy nhiên phải tránh những chỗ sau đây nếu không muốn “rước họa vào thân”.
Vị trí trung tâm của ngôi nhà
Trung tâm ngôi nhà (Trung Cung) là nơi tập hợp toàn bộ nguồn năng lượng của ngôi nhà. Vị trí này đòi hỏi phải có sự ổn định giữa các luồng khí. Trong khi đó, do nhà bếp là nơi diễn ra các hoạt động nấu ăn nên chưa nhiều uế khí.
Việc đặt phòng bếp tại vị trí này dẫn đến các luồng sinh khí trong nhà bị xáo trộn bởi hỏa khí của bếp. Sức khỏe của gia chủ sẽ bị ảnh hưởng xấu và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Vị trí có góc nhọn đâm thẳng vào bếp
Góc nhọn mang sát khí lớn, dễ gây hại đến sức khỏe của các thành viên trong nhà.
Đặt bếp ở góc xéo, không vuông vức
Nhà bếp phải được đặt ngay ngắn, vững chãi ở một góc vuông vức trong nhà. Nhiều gia chủ do điều chỉnh hướng bếp mà lại chọn cách đặt bếp ở nơi có góc xéo chiếu thẳng vào trung tâm.
Đây là lỗi sai vô cùng tối kị trong các quan niệm về phong thủy nhà bếp. Điều này gây ra các tác động lên sức khỏe gia chủ, đặc biệt là các bệnh về máu huyết,…
Bếp không được đặt đối diện với nhà vệ sinh
Bếp là nơi nấu nướng cho toàn bộ gia đình nên yêu cầu về sự sạch sẽ là trên hết. Nhà vệ sinh lại là nơi chứa nhiều vi khuẩn, mùi hôi – là biểu tượng của điềm xấu.
Đặt bếp ở vị trí này sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng phát tán vào trong không gian bếp. Nó dẫn đến việc thức ăn bị nhiễm khuẩn, dễ ôi thiu. Từ đó, tình trạng sức khỏe và con đường hậu vận của gia đình cũng giảm sút.
XEM THÊM: Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh cùng những điều kiêng kị mà bạn phải biết
Vị trí đối diện phòng ngủ
Nhà bếp là nơi diễn ra các hoạt động nấu nướng, ăn uống thường ngày. Do đó sẽ không thể không có sự xuất hiện của dầu mỡ, chất bẩn, mùi hôi khó chịu,… Trong khi đó, phòng ngủ lại là nơi nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc sau ngày dài mệt mỏi. Sự yên tĩnh và không khí trong lành là vô cùng cần thiết.
Chính vì vậy, khi đặt bếp và phòng ngủ đối diện nhau làm cho quá trình nghỉ ngơi gặp nhiều khó khăn, gián đoạn. Nó sẽ gây ra sự ngột ngạt, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe gia chủ.
XEM THÊM – Phong thủy nhà bếp và phòng ngủ cần bố trí thế nào để hút vượng khí?
Vị trí gần phòng thờ
Việc đặt bếp gần phòng thờ cũng tương tự như việc gia chủ đang “nấu nướng” thần linh, ông bà. Điều này dễ khiến cho thần linh, tổ tiên trong nhà nổi giận và hậu quả mà gia chủ nhận lại sẽ không hề nhẹ.
Đặt bếp “Lộ Táo”
Theo ông bà ngày xưa có câu “Khai môn kiến Táo, tài phú đa hào”. Nó có nghĩa là nếu đặt bếp đối diện với cửa chính sẽ làm gia chủ gặp xui xẻo trên đường tài lộc.
Vị trí bên dưới xà ngang
Trong phong thủy, xà ngang mang sát khí cực kì cao. Bố trí bếp dưới xà ngang sẽ khiến cho gia chủ gặp nhiều bệnh tật, đặc biệt là người phụ nữ trong nhà.
Vị trí bếp ở ngoài ban công
Ban công là nơi thường đón nhận nhiều vượng khí từ bên ngoài. Đặt bếp ở vị trí này sẽ làm cho các vượng khí bị tiêu hủy bởi tính Hỏa của bếp. Hơn nữa, khói bụi từ môi trường sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh của thực phẩm, gây tác động xấu đến sức khỏe gia chủ.
Nền nhà thấp hơn nền bếp
Bếp là nơi ẩm thấp và dễ xảy ra các sự cố như: đổ nước tương, nước mắm,.. Nếu xây bếp cao hơn nền nhà, các nước bẩn sẽ dễ chảy lan ra các phòng khác gây mất vệ sinh
Ngoài ra, bếp thuộc mệnh Hỏa. Việc xây bếp cao hơn sẽ làm hỏa khí lan ra các không gian khác. Hỏa khí sẽ thiêu hết các vượng khí và làm cho âm dương mất cân bằng.
Một số các vị trí kiêng kỵ khác cần tránh
- Khoảng không gian sau bếp tuyệt đối không được để trống. Bếp phải được xây dựa tường để tạo tư thể “chỗ dựa vững chắc” cho ngôi nhà.
- Tránh đặt bếp trên đường nước, rãnh của căn nhà vì yếu tố Hỏa – Thủy khắc nhau.
- Không đặt bếp ở nơi nhiều gió để tránh làm các luồn khí tốt bị thổi bay đi hết.
Chú ý đến cách bày trí nội thất để phù hợp với phong thủy nhà bếp
Bếp không được đặt ở giữa tủ lạnh và bồn rửa
Các vật dụng như: tủ lạnh, bồn nước, chậu rửa,… là những vật thuộc Ngũ hành Thủy. Việc đặt bếp giữa những vật này tạo ra sự xung khắc Thủy – Hỏa. Các chuyên gia cho rằng nên đặt chúng cách nhau tối thiểu là 60cm để giảm sự xung đột.
Sai lầm này nếu mắc phải sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và sự hòa thuận trong nhà.
Các chuyên gia cho rằng nên đặt chúng cách nhau tối thiểu là 60cm để giảm sự xung đột.
Không đặt vòi nước đối diện với cửa bếp
Nếu cửa bếp mở ra ngay lúc vòi nước đang mở là một điềm xấu theo phong thủy nhà bếp. Nước đại diện cho tài lộc. Nước chảy như vậy cũng giống như sự mất mát tiền bạc trong nhà.
Cất trữ đồ vật sắc nhọn đúng vị trí
Những món đồ sắt nhọn được cho là vật khắc của các nguồn năng lượng tích cực. Chúng ta nên thiết kế một ngăn kéo riêng hoặc sử dụng các kệ đựng chuyên dụng để sắp xếp dao, kéo,…để những điều may có thể tràn vào trong nhà.
Không bố trí gương bên trong bếp
Gương theo phong thủy thì đại diện cho yếu tố Thủy. Trong khi đó, bếp lại thuộc mệnh Lửa. Bố trí gương trong bếp gây xung khắc phong thủy, tăng rủi ro hỏa hoạn và mang đến điềm xui cho gia chủ.
Không bố trí máy giặt bên trong khu vực bếp
Máy giặt đặt ở vị trí này sẽ tạo nên sự sung khắc giữa Thủy và Hỏa, gây tác động xấu đến con đường tài vận của gia đình. Ngoài ra, quần áo bẩn trong máy giặt sẽ làm “phật ý” của ông Táo, làm vận khí trong nhà thêm sa sút.
Cách đặt hướng bếp phù hợp với phong thủy dựa theo tuổi của gia chủ
Mỗi người sinh ra sẽ có một năm sinh khác nhau tương ứng với 12 con giáp. Mỗi con giáp sẽ lại có 4 hướng lành và 4 hướng hung khác nhau. Do đó, khi chọn hướng đặt bếp, bạn hãy dựa vào 8 hướng này để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Vậy cách xác định hướng đặt bếp của 12 con giáp cụ thể ra sao?
Tuổi Tý (Chuột)
- Hướng lành cho người tuổi Bính Tý (1936, 1996) và Canh Tý (1960) là: Bắc (Sinh Khí); Đông (Diên Niên); Nam (Thiên Y); Đông nam (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Nhâm Tý (1972) và Mậu Tý (1948) là: Đông nam (Sinh Khí); Đông (Thiên y); Nam (Diên niên); Bắc (Phục Vị)
Tuổi Sửu (Trâu)
- Hướng lành cho người tuổi Tân Sửu (1961) và Đinh Sửu (1997) là: Nam (Sinh Khí); Đông Nam (Diên Niên); Bắc (Thiên Y); Đông (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Quý Sửu (1973) là: Đông (Sinh Khí); Đông Nam (Thiên y); Bắc (Diên niên); Nam (Phục Vị)
Tuổi Dần (Hổ)
- Hướng lành cho người tuổi Nhâm Dần (1962) và Mậu Dần (1998) là: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y)
- Hướng lành cho người tuổi Bính Dần (1986) và Canh Dần (1950) là: Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây (Thiên Y); Tây Nam (Phục Vị)
Tuổi Mẹo (Mèo)
- Hướng lành cho người tuổi Đinh Mão (1987) và Tân Mão (1954) là: Bắc (Sinh Khí); Đông (Diên Niên); Nam (Thiên Y); Đông Nam (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Quý Mão (1963) và Kỷ Mão (1999) là: Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên); Đông (Thiên Y); Bắc (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Ất Mão (1975) là: Tây Bắc (Sinh Khí); Đông Bắc (Diên Niên); Tây Nam (Thiên Y); Tây(Phục Vị)
Tuổi Thìn (Rồng)
- Hướng lành cho người tuổi Canh Thìn (2000) và Giáp Thìn (1964) là: Đông (Sinh Khí); Bắc (Diên Niên); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Mậu Thìn (1988) và Nhâm Thìn (1952) là: Nam (Sinh Khí); Bắc (Thiên y); Đông Nam (Diên niên); Đông (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Bính Thìn (1976) là: Tây Nam (Diên Niên); Tây (Sinh Khí); Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Thiên Y)
Tuổi Tỵ (Rắn)
- Hướng lành cho người tuổi Tân Tỵ (2001) và Ất Tỵ (1965) là: Tây Nam (Sinh Khí); Tây (Diên Niên); Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Kỷ Tỵ (1989), Đinh Tỵ (1977) là: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y)
- Hướng lành cho người tuổi Quý Tỵ (1953) là: Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây (Thiên Y); Tây Nam (Phục Vị)
Tuổi Ngọ (Ngựa)
- Hướng lành cho người tuổi Giáp Ngọ (1954) và Canh Ngọ (1990) là: Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên); Đông (Thiên Y); Bắc (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Mậu Ngọ (1978) là: Bắc (Sinh Khí); Đông (Diên Niên); Nam (Thiên Y); Đông Nam (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Bính Ngọ (1966) và Nhâm Ngọ (1952) là: Hướng tốt: Đông Bắc (Diên Niên); Tây Bắc (Sinh Khí); Tây (Phục Vị); Tây Nam (Thiên Y)
Tuổi Mùi (Dê)
- Hướng lành cho người tuổi Ất Mùi (1955), Tân Mùi (1991) là: Đông (Sinh Khí); Bắc (Diên Niên); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Kỷ Mùi (1979) là: Nam (Sinh Khí); Đông Nam (Diên Niên); Bắc (Thiên Y); Đông (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Đinh Mùi (1967) và Quý Mùi (2003, 1941) là: Tây (Sinh Khí); Tây Nam (Diên Niên); Đông Bắc(Thiên Y);Tây Bắc (Phục Vị)
Tuổi Thân (Khỉ)
- Hướng lành cho người tuổi Bính Thân (1957) và Nhâm Thân (1993) là: Tây Nam (Sinh Khí); Tây (Diên Niên); Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Canh Thân (1981) và Mậu Thân (1969) là:Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y)
- Hướng lành cho người tuổi Giáp Thân (2004) là: Đông Bắc(Sinh Khí); Tây Bắc(Diên Niên); Tây(Thiên Y);Tây Nam (Phục Vị)
Tuổi Dậu (Gà)
- Hướng lành cho người tuổi Kỷ Dậu (1969) và Ất Dậu (2005, 1945) là: Bắc(Sinh Khí); Đông (Diên Niên); Nam (Thiên Y);Đông Nam (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Đinh Dậu (1957) và Quý Dậu (1993) là: Tây Bắc (Sinh Khí); Đông Bắc (Diên Niên); Tây Nam (Thiên Y); Tây (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Tân Dậu (1981) là: Nam (Diên Niên); Đông Nam (Sinh Khí); Bắc (Phục Vị); Đông (Thiên Y)
Tuổi Tuất (Chó)
- Hướng lành cho người tuổi Mậu Tuất (1958), Giáp Tuất (1934, 1994) là: Tây (Sinh Khí); Tây Nam (Diên Niên); Đông Bắc (Thiên Y); Tây Bắc(Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Canh Tuất (1970) và Bính Tuất (1946, 2006) là: Nam (Sinh Khí); Đông Nam (Diên Niên); Bắc (Thiên Y); Đông (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Nhâm Tuất (1982) là: Đông (Sinh Khí); Bắc (Diên Niên); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị)
Tuổi Hợi (Heo)
- Hướng lành cho người tuổi Quý Hợi (1983) là: Tây Nam (Sinh Khí); Tây (Diên Niên); Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc (Phục Vị)
- Hướng lành cho người tuổi Đinh Hợi (2007, 1947), Tân Hợi (1971), Ất Hợi (1995) và Kỷ Hợi (1959) là: Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây (Thiên Y); Tây Nam (Phục Vị)
Giải đáp các câu hỏi về phong thủy nhà bếp được thắc mắc nhiều nhất hiện nay
Nên đặt hướng bếp theo tuổi chồng hay vợ?
Hướng đặt bếp thường dựa theo tuổi của chủ nhân ngôi nhà. Trong thuyết ngũ hành và quan niệm dân gian Việt Nam, người đàn ông luôn đóng vai trò trụ cột và cũng chính là “ông chủ” của mỗi ngôi nhà. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi này chính là: Hướng bếp nên được đặt theo tuổi của người CHỒNG.
Việc làm này sẽ giúp thu hút những vận may, vượng khí và đem lại một cuộc sống bình an, hạnh phúc cho cả gia đình. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số trường hợp ngoại lệ như:
- Đối với những gia đình không có người đàn ông trụ cột thì hướng bếp cũng có thể đặt dựa trên tuổi của người phụ nữ.
- Nếu vợ chồng cùng đồng sở hữu một cơ sở kinh doanh thì hướng bếp sẽ được đặt theo tuổi của chủ cơ sở.
Đăc biệt lưu ý là bạn không nên mượn tuổi của người khác để xác nhận hướng bếp. Điều này dễ gây ra nhiều sai sót, dẫn đến những điều không may sẽ xảy ra với gia đình.
Nhà 2 bếp có sao không?
Đáp án chính là “Hoàn toàn không ảnh hưởng”. Hãy mạnh dạn bố trí 2 nhà bếp nếu như số lượng này mới có thể thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của cả gia đình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bếp là một khu vực tích tụ nhiều vượng khí nên bạn cần phải đặc biệt cẩn thận, chú trọng đến phong thủy trong quá trình thiết kế, bày trí bếp nhé!
Không quan trọng bếp nào chính, bếp nào phụ, diện tích lớn hay nhỏ. Một khi đã xây dựng bếp luôn phải chú ý đảm bảo những yếu tố sau:
- Hướng đặt bếp hợp phong thủy.
- Vị trí đặt bếp hợp lí, không phạm vào những lỗi kiêng kỵ.
- Màu sắc bếp hài hòa.
- Nội thất được bày trí một cách thông minh để thuận tiện cho việc sinh hoạt, nấu nướng hằng ngày.
Bếp hướng Nam cần chú ý những gì?
Theo thuyết Hậu thiên bát quái, hướng Nam là hướng thuộc hành Hỏa. Bếp là nơi thường xuyên được dùng để nấu nướng nên cũng mang tính Hỏa. Hai yếu tố “Hỏa” này cùng bổ trợ, trung hòa với nhau nên không xảy ra hiện tượng xung khắc hay tiết khí. Tuy nhiên, điều này chỉ là cách lí giải dựa theo thuyết ngũ hành. Việc đặt bếp hướng Nam có tốt hay không còn phụ thuộc vào cung mệnh của người chủ.
Hướng Nam thuộc cung Ly của Đông tứ trạch. Do đó, những gia chủ có mệnh thuộc Đông tứ mệnh (Khảm, Ly, Chấn, Tôn) sẽ rất phù hợp để chọn đặt bếp phía Nam. Tuy nhiên, hơi phức tạp để xác định mình có thuộc Đông tứ mệnh hay không. Vì đối với những người tuy cùng năm sinh nhưng khác giới tính thì cũng sẽ khác mệnh.
Hướng dẫn cách xác định quẻ mệnh theo năm sinh và giới tính
- Các năm sinh: 1943, 1952, 1961, 1970, 1979, 1988, 1997, 2006 thì cả nam và nữ đều có mệnh quẻ Chấn, thuộc Đông tứ mệnh nên đặt bếp quay hướng Nam sẽ được Sinh khí, rất tốt.
- Nam sinh năm: 1942, 1951, 1960, 1969, 1978, 1987, 1996, 2005 và nữ sinh năm 1944, 1953, 1962, 1971, 1980, 1989, 1998, 2007 đều có mệnh quẻ Tốn, vì vậy đặt bếp hướng Nam được Thiên Y cũng khá tốt.
- Nam sinh năm 1945, 1954, 1963, 1972, 1981, 1990, 1999, 2008 và nữ sinh năm 1941, 1950, 1959, 1968, 1977, 1986, 1995, 2004 đều có mệnh quẻ Khảm, đặt bếp hướng Nam được Diên niên (Phúc đức) cũng tốt.
- Nam sinh năm 1946, 1955, 1964, 1973, 1982, 1991, 2000, 2009 và nữ sinh năm 1940, 1949, 1958, 1967, 1976, 1985, 1994, 2003 đều có mệnh quẻ Ly, đặt bếp hướng Nam được Phục vị cũng tương đối tốt.
- Những tuổi còn lại thuộc Tây tứ mệnh đặt bếp hướng Nam thuộc Đông tứ trạch sẽ bị trái mệnh đều không tốt.
Lời kết
Phong thủy nhà bếp là một phạm trù rất rộng mà ít ai có thể hiểu được những điều bí ẩn về nó. Do đó, bạn chỉ cần nắm rõ những điều kiêng kị để tránh đem đến rắc rối cho mình hoăc gia đình. Nếu có thể, hãy tìm hiểu về các mẹo để chọn hướng bếp cũng như cách bày trí nội thất chuẩn phong thủy sẽ phần nào mang lại nhiều điều may mắn đến với gia đình, sức khỏe và sự nghiệp của bạn.
Hi vọng những chia sẻ của Fenguru ở bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Mong rằng sau khi tham khảo, bạn sẽ có thể xác định được cách bố trí nhà bếp chuẩn nhất nhất để “chiêu mộ” tài lộc, vượng khí đến với gia đình.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Mách bạn cách chọn kích thước tủ bếp theo phong thủy chính xác nhất hiện nay
- Phong thủy bếp và tủ lạnh có ảnh hướng gì đến con đường hậu vận gia đình bạn?